Những kiến thức thú vị xung quanh cây ráy thủy sinh

Cây ráy là loại cây cảnh được sử dụng để trang trí ở rất nhiều trong gia đình, văn phòng hay cơ sở làm việc… Ta không chỉ bắt gặp chúng ở những chậu cây cảnh phổ biển mà đã từ lâu loại cây này đã là loại cây được sử dụng để làm tiền cảnh, trung cảnh trong rất nhiều bể cá thủy sinh. Vậy cây ráy thủy sinh có nguồn gốc đặc điểm ra sao? Khi trồng cây có những lưu ý gì? Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Những kiến thức thú vị xung quanh cây ráy thủy sinh

Nội dung

Đặc diểm về cây ráy thủy sinh

Ráy thủy sinh hay còn gọi là cây trầu bà. Chúng có rất nhiều chủng loại khác nhau, được phân bố hầu hết tại nhiều nước có khí hậu ấm áp, nhìn chung về hình dáng thì cây có màu xanh thẫm, thân và lá cứng. Có bộ rễ rất phát triển và có thể bám rất chắc vào lũa, đá trong bể. Là loại cây thủy sinh rất dễ trồng, vừa không cần nhiều ánh sáng và chất dinh dưỡng. Chúng lại có thể sống trong môi trường cả trên cạn lẫn dưới nước. Do vậy cây luôn là lựa chọn hàng đấu cho những người mới chơi thủy sinh.

Kiến thức cơ bản của họ ráy thủy sinh:

  • Tên thường gọi: Anubias
  • Họ: Araceae
  • Xuất xứ: tùy loại cây
  • Hình thái cây: thân rễ
  • Màu sắc: cơ bản xanh thẫm
  • Vị trí trồng: trung cảnh
  • Nhiệt độ trung bình: 20 – 30 C
  • pH: 5.0 – 7.5
  • Ánh sáng: trung bình thấp
  • Tốc độ phát triển: chậm
  • Độ chăm sóc: dễ
  • Trồng cạn: Được
  • Cần co2: có càng tốt

Có bao nhiêu loại ráy thủy sinh?

Như tôi đã đề cập ở trên, họ hàng nhà ráy rất đa dạng do vậy các giống ráy thủy sinh cũng không ít. Dưới đây là một số loại ráy thủy sinh phổ biến để làm cảnh trên thị trường hiện nay:

Ráy lá nhỏ

  • Tên tiếng anh: Anubias Barteri var. Nana
  • Xuất xứ: Châu Phi
  • Chiều cao 5-15 cm

Những kiến thức thú vị xung quanh cây ráy thủy sinh

Loại ráy này rất phổ biện tại Việt Nam, chúng còn có tên gọi khác là ráy Nana. Do kích thước nhỏ gọn dễ thương nên ráy lá nhỏ luôn được rất nhiều người yêu thích. Với đặc điểm sinh trưởng khá chậm bạn không cần phải cắt tỉa chăm chút cho cây quá nhiều. Thông thường người sử dụng loại ráy này để buộc lên lũa, đá tạo dáng bonsai rất đẹp.

Ráy lá nhỏ Petite Nana

  • Tên tiếng anh: Anubias barteri var. nana ‘Petite’
  • Chiều cao 2 – 5 cm

Những kiến thức thú vị xung quanh cây ráy thủy sinh

Đây cũng là một ráy lá nhỏ khác, tuy nhiên giống ráy này lại là sản phẩm nhân tạo của con người. Chúng được lai tạo bởi công ty Oriental Aquariums ở Singapore. Chúng có lá rất nhỏ, kiểu dáng cũng khác rất nhiều giống ráy truyền thống. Tốc độ phát triển cũng siêu chậm do vậy khá ít nhà ươm chịu ươm giống loại ráy này. Cho nên giá của chúng cũng đội lên rất cao. Vì độ hiếm đó mà chúng cũng là một trong những loại cây cảnh thủy sinh được săn đón rất nhiều trên thị trường hiện nay. Đây cũng là một trong những loại cây đượ xếp vào danh sách “the plastic plant that grows” -Những loại cây cảnh có thể trồng bền vững

Ráy Châu Phi

  • Tên tiếng anh: Anubias Barteri var. barteri
  • Xuất xứ: Châu Phi
  • Chiều cao: 25 – 45 cm

Những kiến thức thú vị xung quanh cây ráy thủy sinh

Loại ráy này được phát hiện tại các dòng nước mạnh ở đông nam Châu Phi. Ngoài ra cái tên Anubias Barteri var. barteri cũng được đặt theo người tìm ra chúng. Khác với 2 loại ráy lá nhỏ tôi kể ở trên, đây là loại ráy lớn có lá và cuống rất dài. Tốc độ sinh trưởng của chúng cũng nhanh hơn ráy lá nhỏ nhưng xem chung vẫn khá chậm. Do kích thước lớn như vậy nên đây là loại cây thường được trồng ở vị trí trung cảnh hoặc hậu cảnh.

Ráy cẩm thạch

  • Tên tiếng anh: Marbled Nana (Anubias barteri var. nana ‘Marble’)
  • Chiều cao: 5 – 12 cm

Những kiến thức thú vị xung quanh cây ráy thủy sinh

Nhìn chung ráy cẩm thạch có hình dáng và sinh trưởng giống với ráy lá nhỏ. Tuy nhiên trên lá của chúng có hoa văn, màu sắc khá giống với đá cẩm thạch. Do vậy cái tên ráy cẩm thạch cũng không quá khó hiểu. Loại ráy này cũng là một trong những loại cây cảnh khá hiếm trên thị trường hiện nay.

Những lưu ý trong quá trình trồng ráy thủy sinh

  • Không nên để ánh sáng quá mạnh: Cây ráy sẽ bị đen lá.
  • Không vùi rễ cây xuống nền bể: Do sau một thời gian sẽ làm hư thối rễ cây.
  • Muốn sinh sản cây ráy thủy sinh rất dễ: Bạn chỉ cần ngắt một nhánh cây gồm cả thân, rễ và lá sau đó trồng ở khu vực khác là cây sẽ tự phát triển thành một cá thể độc lập.
  • Lưu ý khi mua cây ráy thủy sinh tại các vườn ươm: Sẽ có một số nhà ươm nuôi trồng cây ráy lá nhỏ trên cạn, sau khi bạn mua về thì lại thả chúng vào các bể thủy sinh. Tình trạng sốc môi trường này sẽ làm cây không thể thích ứng kịp có thể dẫn tới chết, thối cây… Để khắc phục điều này bạn cần lựa chọn những đơn vị ươm trồng cây uy tín. Và xác định được cây ráy mình mua về trước đó được trồng trên cạn hay dưới nước.
  • Tình trạng cây ráy bị rêu hại bám: Rất đơn giản, bạn chỉ cần nuôi thêm vào bể các loại cá ăn rêu như cá bút chì, cá chuột…

Một số hình ảnh về cây ráy thủy sinh

Những kiến thức thú vị xung quanh cây ráy thủy sinh

Không chỉ trồng ở bể thủy sinh, một chậu cây ráy cảnh cũng đẹp phải không nào?

Những kiến thức thú vị xung quanh cây ráy thủy sinh

Ráy thường được buộc vào lũa, đá đê trang trí cũng như tránh thối rễ

Những kiến thức thú vị xung quanh cây ráy thủy sinh

Ráy thủy sinh được trồng trong bể cá rất đẹp phải không?

Những kiến thức thú vị xung quanh cây ráy thủy sinh

Nếu bạn chăm sóc chúng cẩn thận, thì ráy thủy sinh sẽ ra hoa rất đẹp đấy

Những kiến thức thú vị xung quanh cây ráy thủy sinh

Ảnh rõ nét về bụi ráy lá nhỏ được buộc trên gỗ lũa

Những kiến thức thú vị xung quanh cây ráy thủy sinh

2 cây ráy vừa được mua từ vườn ươm về

Trên đây là một số kiến thức về cây ráy thủy sinh, mong rằng qua bài viết bể cá hoàng gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trồng, chăm sóc một số loại cây thủy sinh bạn quan tâm nhé.

0969.00.60.88