Cánh buồm ngũ sắc

10.000 

Mô tả:

Cá cánh buồm có nhiều màu sắc khác nhau như cá cánh buồm đen, cá cánh buồm xanh… Là loại cá nhanh nhẹn và cực kỳ dễ nuôi.

1. Giới thiệu thông tin chung về cá cánh buồm
– Tên khoa học: Gymnocorymbus ternetzi (Boulenger, 1895)

– Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng)

– Họ: Characidae (họ cá hồng nhung)

– Tên đồng danh: Tetragonopterus ternetzi Boulenger, 1895

– Tên tiếng Việt khác: Bánh lái; Hắc quần, cá váy

– Tên tiếng Anh khác: Rouw tetra, Black widow; Butterfly tetra; Blackamoor

– Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70, đã sản xuất giống phổ biến trong nước.

– Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Hình ảnh cá cánh bườm

Cánh buồm ngũ sắc

 

Cánh buồm ngũ sắc

 

Cánh buồm ngũ sắc

 

Cánh buồm ngũ sắc

 

Cánh buồm ngũ sắc

 

Cánh buồm ngũ sắc




2. Đặc điểm sinh học cá cánh buồm
– Phân bố: Nam Mỹ: từ Paraguay đến Argentina.

– Chiều dài cá (cm): 6

– Nhiệt độ nước (C): 21 – 27

– Độ cứng nước (dH): 5 – 19

– Độ pH: 6,0 – 8,0

– Tính ăn: Ăn tạp

– Tầng nước ở: giữa

– Sinh sản: Cá dễ sinh sản trong bể nuôi, đẻ trứng phân tán, chọn giá thể là cây thủy sinh cho trứng dính, trứng nở sau 2 – 3 ngày.

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá cánh buồm

– Thể tích bể nuôi (L): 90 (L)

– Hình thức nuôi: Ghép

– Nuôi trong hồ rong: Có

– Yêu cầu ánh sáng: Vừa

– Yêu cầu lọc nước: Trung bình

– Yêu cầu sục khí: Ít

– Chiều dài bể: 60 – 80 cm.

– Thiết kế bể: Bể trồng cây thủy sinh mọc thấp. Cá bơi theo đàn, nên thả nhóm từ 6 con trở lên. Cá thích hợp bể nuôi chung với các loài nhanh nhẹn và vây ngắn vì cá có tập tính rỉa vây cá khác

– Chăm sóc: Cá dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.

– Thức ăn: Cá ăn tạp, thức ăn bao gồm trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên

0969.00.60.88