1. Giới thiệu thông tin chung về cá hồng két
– Chi tiết phân loại:
+Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
+Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)
-Tên khoa học: Cá không có tên khoa học chính thức, là kết quả lai tạo trong họ Cichlidae, dự đoán là phép lai khác giống: X Amphilophus
Thuộc loài: Hiện phổ biến hai giả thuyết tổ hợp lai của cá hồng két:
(1)Amphilophus labiatus X Heros severus
(2) Amphilophus citrinellum X Cichlasoma synspilum
Tên tiếng Việt khác: Két đỏ; Huyết anh vũ
Tên tiếng Anh khác: Bloody Parrot; Blood Parrotfish
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 90, trung bình nhập 1 – 2 ngàn con/năm, cao điểm gần 5 ngàn con/năm vào năm 2003
– Tên Tiếng Anh:Blood Parrot
– Tên Tiếng Việt: Cá Hồng Két
-Nguồn cá:Ngoại nhập

2. Đặc điểm sinh học cá hồng két
– Phân bố:Được lai tạo ở Đài Loan vào khoảng năm 1986
– Chiều dài cá (cm):17 – 20
– Nhiệt độ nước (C):21 – 28
– Độ cứng nước (dH):2 – 25
– Độ pH:6,0 – 8,0
– Tính ăn:Ăn tạp
– Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
– Chi tiết đặc điểm sinh học:
+Tầng nước ở: Mọi tầng nước
+Sinh sản: Cá hồng két lai thường bị bất thụ do con đực không thể thụ tinh cho trứng. Một số ít cá hồng két nhập nội có thể sinh sản được ở Việt Nam nếu cá thể đực ở dạng thuần chủng hoặc tạp giao gần. Hiện nguồn cá đẹp và đúng nghĩa” hồng két chủ yếu từ nhập khẩu

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá hồng két
– Thể tích bể nuôi (L):220 (L)
– Hình thức nuôi:Ghép
– Nuôi trong hồ rong:Không
– Yêu cầu ánh sáng:Vừa
– Yêu cầu lọc nước:Nhiều
– Yêu cầu sục khí:Nhiều
– Loại thức ăn:Tép bò, trùng chỉ, thức ăn thừa trong bể, thức ăn đông lạnh và thức ăn viên
– Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có ánh sáng vừa đến yếu, nhiều nơi ẩn nấp (đá, gỗ …). Cá không ăn cây thủy sinh nhưng có thể sục nền đáy. Cá hồng két khá dữ,cá hồng két thường nuôi chung với cá rồng. Lưu ý cá có thể ăn cá nhỏ vừa cỡ miệng.
Chăm sóc: Cá cần bộ lọc ổn định với môi trường nước trong sạch.
Thức ăn: Cá ăn tạp, thức ăn gồm tép bò, trùng chỉ, thức ăn thừa trong bể, thức ăn đông lạnh và thức ăn viên

0969.00.60.88