TÉP RILI ĐỎ

Liên hệ

Mô tả:

Tép Rili đỏ là một biến thể của tép đỏ. Chúng được đặc trưng bởi màu đỏ và trong xen kẽ. Nhìn chung chúng là loại tép hiền lành dễ nuôi dễ chăm sóc, không yêu cầu điều kiện sống khắt khe.

Rili Do4
Tép Rili đỏ là một biến thể của tép đỏ. Chúng được đặc trưng bởi màu đỏ và trong xen kẽ. Nhìn chung chúng là loại tép hiền lành dễ nuôi dễ chăm sóc, không yêu cầu điều kiện sống khắt khe.
1. Thông tin: 
  • Tên tiếng Anh: Red Rili Shrimp
  • Tên khoa học: Neocaridina Davidi
  • Xuất xứ: Đài Loan. Tép đã được nhân giống tại Việt nam từ lâu.
  • Kích thước: 2-3 cm.
  • Màu sắc: đỏ, trong
  • Tuổi thọ: 2 năm.
  • Độ pH nước: 6,5 – 7,5.
  • Tổng độ cứng hoà tan (TDS): 120 -250
  • Nhiệt độ nước: 18 – 26 độ C.
  • Sinh sản: đẻ trứng.
Rili Do5
2. Đặc điểm:
Tép rili đỏ thuộc dòng tép màu nên chúng khá dễ chăm sóc. Các loại tép màu đều dễ chăm. Tép màu khác tép ong. Chúng đơn giản, dễ thích nghi, khoẻ và không cần nước phải luôn lạnh <25 độ C. Chỉ cần bể nuôi được set up với đất nền, lọc nhỏ, 1 vài loại cây thuỷ sinh và rong nhỏ là bạn có thể nuôi tép được rồi. Bể nuôi cũng không cần quá to. 1 bể nuôi vừa phải từ 10 – 30 lít nước là bạn có thể nuôi tép dễ dàng. Nên có 1 vài chú ốc nerita trong bể tép để giúp bạn dọn các loại rêu hại nhé.
Thức ăn tốt nhất cho các loại tép màu và tép rili đỏ là lá dâu tằm khô, hoặc các loại cám chuyên dành cho tép.
Lá dâu tằm khô là món khoái khẩu của tép. Chúng chứa nhiều các loại vitamin và các chất giúp tép tiêu hoá tốt, kích thích lên màu… Với lá dâu tằm bạn có thể luộc lên và trữ lâu dài trong tủ lạnh để cho tép ăn. Các loại cám viên cho tép cũng là một sự lựa chọn tốt với người nuôi tép. Cám viên tép tiện dụng, dễ bảo quản, có thể cho ăn bất cứ khi nào. Do tép khá nhỏ và không cần phải ăn quá nhiều. Bạn có thể cho tép ăn 1 lần mỗi ngày. Bạn cũng nên bổ sung 1 chút khoáng tép để chúng có đủ chất để lột vỏ sinh trưởng.
Lưu ý:
  • Có thể nuôi tép cùng với các loại cá thuỷ sinh nhỏ như sọc ngựa, tam giác, neon, bẩy màu….miễn là tép to hơn miệng những loại cá nuôi cùng. Nếu bạn muốn nuôi tép sinh sản thì không nên nuôi cùng cá vì tép con rất nhỏ, chúng sẽ dễ dàng bị cá ăn thịt.
  • Nếu trải phân nền bạn nên đổ nước, chạy máy lọc khoảng 5-7 ngày rồi mới thả tép vì phân nền mới có nhiều dưỡng chất nếu thả luôn thì tép rất dễ bị chết.
  • Chúng rất nhạy cảm với hoá chất nên cần cẩn thận khi dùng thuốc xịt muỗi, thuốc xịt phòng.

Rili Do1

0969.00.60.88